Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm (vật bằng kính trong ảnh) nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.
Nhiều nhà phát minh đã nỗ lực rồi thất bại trong việc khai thác thương mại sản phẩm TV. Tới cuối những năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi trong ảnh chụp năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.
Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950. Đám đông trong ảnh đang theo dõi lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth qua chiếc TV đặt trong tủ kính của Trung tâm Rockefeller tại New York.
Sự phát triển của truyền hình đã đưa các thần tượng nghệ thuật vào tận các phòng khách nhiều gia đình khắp nước Mỹ, giúp các nam diễn viên như Milton Berle, Jack Benny và Henny Youngman (trong TV của bức ảnh) trở nên nổi tiếng.
Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh. Đây là bức ảnh chụp năm 1952 tại Mỹ với các kiểu cần antenna thu phát sóng truyền hình khác nhau.
Có lẽ không sự kiện nào chứng tỏ sức mạnh của TV như việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969
Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 (khi bức ảnh này được chụp trong phòng khách sạn Delmonico New York) thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ
Khi TV đã phổ biến trong các gia đình Mỹ, giới phát minh lại lao vào tìm cách thu nhỏ chúng để khách hàng có thể xem bất cứ đâu khi đang đi trên đường. Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio. Cho tới những năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình. Nhưng với sự xuất hiện của công nghệ truyền hình cáp và vệ tinh đã khiến tình hình thay đổi và khán giả có nhiều lựa chọn đa dạng hơn
Kể từ ngày 12/6/2009, tất cả các TV công nghệ analog tại Mỹ sẽ được chấm dứt sử dụng, nhường chỗ hoàn toàn cho truyền hình kỹ thuật số. Những thiết bị này sẽ không thể thu phát sóng nếu không có bộ chuyển đổi đặc biệt. Tất cả các hệ truyền hình có trước truyền hình kỹ thuật số như NTSC, PAL hay SECAM đều là truyền hình analog.
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét